121314151718

Chiến lược phát triển

Chiến lược xây dựng và phát triển Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Được đăng ngày:2/10/2020 4:48:03 PM viết bởi:admin

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Trường THPT Tôn Đức Thắng lọt top 4 khối trường THPT trên địa bàn tỉnh; Nâng chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục lên cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào quý I/2020; Phấn đấu trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025, góp phần cùng huyện Ninh Hải trở thành huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa (kèm QĐ phê duyệt số 84/QĐ-SGDĐT ngày 21/2/2020 của Sở GD&ĐT Ninh Thuận)

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRỂN

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG GIAI ĐOẠN 2020-2025,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG

1. Về vị trí địa lý, thời gian thành lập trường

Trường THPT Tôn Đức Thắng thuộc địa bàn hành chính xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Trường được thành lập theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND tỉnh Ninh Thuận.

Trường THPT Tôn Đức Thắng có vị trí giáp ranh giữa 04 xã: xã Tân Hải, xã Hộ Hải, xã Xuân Hải thuộc huyện Ninh Hải và xã Băc Phong thuộc huyện Thuận Bắc; bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm hơn 10 km về phía Bắc.

2. Về tình hình kinh tế xã hội địa phương

“Huyện Ninh Hải được thành lập vào ngày 26/12/2/1991, là huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận”[1]; “Là địa phương đồng bằng ven biển, toàn huyện có 09 xã, thị trấn; với tổng diện tích tự nhiên 25.383.02 ha; dân số 22.350 hộ/104.196 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai và một số ít dân tộc khác; Kinh tế xã hội từng bước được phát triển, cơ cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng cơ cấu “Thương mai – dịch vụ; công nghiệp – xây dựng; nông nghiệp”, nhất là tập trung phát triển kinh tế biển”.[2]

Trong quá trình xây dựng huyện Ninh Hải trở thành huyện chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 và phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2020-2025 nói chung và Trường THPT Tôn Đức Thắng nói riêng được quy hoạch, xây dựng ở khu vực thuận lợi và tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, đảng, chính quyền đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đối với trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp độ. Bộ mặt huyện đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng khang trang, sạch đẹp; tình hình an ninh, chính trị ổn định; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, “trong bối cảnh vừa có thuân lợi, vừa có những khó khăn, thách thức đan xen như: kinh tế phục hồi chậm, cắt giảm đầu tư công, tình hình nắng hạn gay gắt kéo dài, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và đời sống của một bộ phận nhân dân, tác động đến kinh tế - văn hóa xã hội của huyện”2.

Với tinh thần chủ động, vượt khó và sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Song song với các ngành, lĩnh vực, công tác Y tế - Văn hóa - Giáo dục luôn được lãnh đạo chính quyền các cấp quan tâm, nhất là đối với 03 trường THPT trên địa bàn (Trường THPT Ninh hải, Trường THPT Tôn Đức Thắng, Trường THPT Phan Chu Trinh); phấn đấu quý I năm 2020 có ít nhất 02/03 trường đạt chuẩn quốc gia góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ninh Hải lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra (Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 28/5/2015 của Huyện ủy Ninh Hải).

3. Về tình hình chung của nhà trường

Trường THPT Tôn Đức Thắng có khuôn viên vuông vắn, đẹp, cây xanh phủ kín, có hàng rào kiên cố bao quanh, cạnh quốc lộ 1A, trung tâm giữa 04 xã Tân Hải, Hộ Hải, Xuân Hải huyện Ninh Hải và xã Bắc Phong huyện Thuận Bắc. Tổng diện tích với 15.440m2, đủ điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2016, trường được công nhận là trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ I (Ban hành kèm theo Quyết định số 860/QĐ-SGDĐT, ngày 29/11/2016 của Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận).

Trường đóng trên địa bàn là vùng với thế mạnh, thuận lợi và đặc thù riêng: vùng giáp ranh giữa nhiều địa bàn; vùng có nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào người Chăm; thế mạnh về các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, niềm tin về lẽ sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào theo Đạo Công giáo; vai trò, tầm ảnh hưởng và sự đan xen văn hóa trong học sinh, trong CBVC chức ngày càng đồng điệu, thăng hoa, phát huy giá trị.

Đời sống kinh tế của cha mẹ học sinh và nhân dân ở mức độ trung bình và dưới mức trung bình, ít hộ khá giả; chủ yếu là xản xuất nông nghiệp (trồng lúa, nho, hoa màu); chăn nuôi (dê, cừu, bò); nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, ốc, cua); kinh doanh nhỏ lẻ và nghề truyền thống (bán thuốc Nam). Nhìn chung, đời sống người dân còn thấp, khá nhiều hộ nghèo và cận nghèo, tỷ lệ thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp cao, một số lượng lớn lao động địa phương (thôn An Nhơn, Phước Nhơn, xã Xuân Hải) đi bán thuốc quanh năm ít có điều kiện để chăm lo cho con em; phần nhiều thanh niên, học sinh sau khi học hết lớp 12 đi vào các tỉnh phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh để tìm việc làm, nhiều người không quay về địa phương.

Vượt qua những khó khăn chung và đặc thù riêng, kể từ ngày thành lập đến nay (7/2004), trường đã hơn 15 năm thực hiện tốt sự nghiệp trồng người. Nhìn lại chặng đường đầy thăng trầm, có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, ngành GD&ĐT, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng từ các thế hệ thầy cô, học sinh, các bậc cha mẹ học sinh không quản khó khăn vất vả góp sức mình vào sự phát triển nhà trường; đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương.

a) Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

Thống kê đầu năm học 2019-2020, trường có 74 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó Ban Lãnh đạo trường: 04, giáo viên: 61, nhân viên: 09 (bao gồm cả phục vụ, bảo vệ). Tất cả đều được đào tạo đúng ngành nghề, đạt chuẩn 100%; có 08 giáo viên trên chuẩn (tính cả 03 người đang học và hoàn thành trong năm 2020). Hầu hết giáo viên đang ở độ tuổi khá trẻ, hơn 10 năm kinh nghiệm, nhiệt tình, nhạy bén với những đổi mới của ngành, gắn bó với trường kể từ ngày đầu mới thành lập. Trường có 05 cán bộ, giáo viên đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; hơn 70% cán bộ, giáo viên, nhân viên đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 12 giáo viên, GVCN được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; hơn 80% giáo viên đã được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường và nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên đã được các đoàn thể ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện khen thưởng vì đạt được nhiều thành tích xuất sắc.

Về học sinh: năm học 2019-2020 trường có 1106 em với 28 lớp học, học sinh phần đông xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, 1/3 học sinh đồng bào người Chăm, 2/3 học sinh theo Đạo Công giáo. Nhìn chung chất lượng tuyển sinh đầu vào ở mức trung bình (9-11/20 đơn vị). Tuy nhiên sau mỗi năm học (số liệu sau 03 năm học liền kề chu kỳ đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ I năm 2016), với sự nỗ lực, sự quan tâm, các làm và phương pháp dạy học phù hợp, bình quân có khoảng 14% học sinh xếp loại học lực giỏi; 50% học sinh có học lực loại khá, dưới 5% học sinh xếp loại học lực yếu, kém; học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt - khá 94%, loại yếu dưới 2%.

Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua không ít khó khăn, tập thể sư phạm nhà trường đã nổ lực cố gắng thực hiện “phương châm hành động xây dựng “Trường THPT Tôn Đức Thắng là địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục[3]; đã khẳng định uy tín thương hiệu nhà trường với những nét nổi bật là:  Trường THPT cấp huyện đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ I đầu tiên; chất lượng các mặt giáo dục, chất lượng thi THPT quốc gia, tỷ lệ học sinh bỏ học thuộc nhóm các trường tốp trên của tỉnh; học sinh ngoan hiền, có thế mạnh về văn hóa, văn nghệ, TDTT và sinh hoạt tập thể; có thành tích cao trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và viết thư quốc tế UPU; trường xanh - sạch - đẹp - an toàn; không có học sinh vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng; làm tốt công tác xã hội hóa trong trường học; Cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm đầu tư, sữa chữa tương đối hoàn chỉnh và hiện đại đáp ứng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; Các hoạt động và phong trào thi đua tổ chức nề nếp, có tính giáo dục cao, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học, nhất là hoạt động xuất sắc của Đoàn Thanh niên được các cấp có thẩm quyền ghi nhận, khen thưởng thành tích cao; nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng cấp Tỉnh, cấp Bộ; xứng đáng là địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục.

b) Về tài chính và cơ sở vật chất

Trường có đầy đủ hệ thống phòng học thông thường, phòng học bộ môn, các phòng chức năng, nhà đa năng, khu thể thao... Cơ sở vật chất từng bước được hiện đại hóa, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy học; tiếp cận và đáp ứng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Với loại hình đơn vị sự nghiệp công lập dần được giao quyền tự chủ, đơn vị khá chủ động trong hoạt động chi tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển của trường.

Đến năm học 2019-2020, nhà trường cơ bản đạt và vượt hầu hết tiêu chí quan trọng đề ra trong Kế hoạch chiến lược phát giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; trong đó năm 2016 nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, đã và đang hoàn thành một số tiêu chí nâng chuẩn kiểm định chất lượng lên cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia vào quý I/2020.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019;

- Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính Phủ ban hành Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI);

- Điều lệ trường học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 (Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 07/10/2015 của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận);

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ninh Hải lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 (Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 28/5/2015 của Huyện ủy Ninh Hải);

- Nghị quyết Đại hội Chi bộ Trường THPT Tôn Đức Thắng lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020 (Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/4/2015 của Chi bộ Trường THPT Tôn Đức Thắng);

- Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 13/01/2019 của Huyện ủy Ninh Hải về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo;

- Kế hoạch chiến lược phát triển Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Kế hoạch số 161/KHCL-TĐT ngày 15/9/2011 của Hiệu trưởng);

- Biên bản rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2020-2025 ngày 05/10/2019.

2. Cơ sở thực tiễn

Các số liệu thống kê kết quả đạt được trong 03 năm học qua.

- Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh:

Năm học

Hạnh kiểm (%)

Học lực (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2016-2017

77.0

15.7

5.2

2.1

18.3

49.6

28.4

3.1

0.6

2017-2018

77.7

16.4

4.5

1.4

10.9

49.9

33.4

4.4

1.5

2018-2019

79.0

16.0

4.0

0.5

15.0

50.0

30.0

4.4

0.3

- Kết quả các hoạt động giáo dục khác:

Hoạt động giáo dục

2016-2017

2017-2018

2018-2019

Ghi chú

(cấp tỉnh trở lên)

- GV dạy giỏi (cấp tỉnh)

không tổ chức

không tổ chức

1Ba, 2KK

GVCN giỏi

- HSG văn hóa

1 KK

5 Ba

0

- ST KHKT dành cho HS

1 KK

1 Nhất,

1 Nhì

1 KK

Liên tục có giải KK cấp QG (2016, 2017, 2018)

- Hội khỏe phù đổng các cấp

4V, 2B, 1Đ

1V, 2B, 4Đ

Giải đạo đức, 2V,3B, 5Đ

Giải đạo đức (tập thể)

- Hội thao QP các cấp

2V

không tổ chức

không tổ chức

1 KK cấp toàn quốc (2016-2017)

- ATGT vì nụ cười

2 KK

3Ba

1KK

- Tin học trẻ

0

1 Nhì

0

- Viết thư UPU

0

0

1 Giải

Giải cấp QG “Cây bút triển vọng”

- Sáng kiến - NCKHSP

7

6

13

Trong đó có 04 SK cấp tỉnh

- Văn nghệ: chủ đề biển đảo

(cấp huyện)

Nhất

Nhất

Nhất

Toàn đoàn

- Rung chuông vàng ATGT (cấp huyện)

không tổ chức

không tổ chức

Nhất

Toàn đoàn

- Về kết quả thi đỗ tốt nghiệp THPT, THPT quốc gia và đậu CĐ, ĐH

Kết quả (%)

2016-2017

2017-2018

2018-2019

Ghi chú

- Đỗ tốt nghiệp THPT

98%

97%

93%

- Tiếp tục học lên CĐ, ĐH

35%

55%

82%

Theo giấy báo nhập học và báo cáo của GVCN 12

- Về cán bộ giáo viên, nhân viên

TT

Năm học

Lãnh đạo

Giáo viên

Nhân viên

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

CSTĐ cấp cơ sở

CSTĐ cấp tỉnh

1

2016-2017

4

62

9

75/75

5/75

7

1

2

2017-2018

4

61

9

74/74

6/74

6

1

3

2018-2019

4

60

9

73/73

7/73

13

2

- Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Năm

Hình thức

khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

2016-2017

- Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số 1646/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận

- Bằng khen của UBND tỉnh

2017-2018

- Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số 1415/QĐ-UBND ngày 27/8/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

QĐ số 2702/QĐ-BGDĐT ngày 26/7/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

2018-2019

Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số 1400/QĐ-UBND ngày 31/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận

Từ các số liệu trên cho thấy trong 03 năm qua chất chất lượng các mặt giáo dục của nhà trường luôn được nâng lên, tỷ lệ học sinh có học lực khá - giỏi tăng cao và ổn định ở mức trên 60%; hạnh kiểm tốt - khá luôn trên 94%, tỷ lệ học sinh có học lực yếu - kém giảm mạnh xuống dưới 5%, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm xuống còn 1%. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu, đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 13% (tính cả số giáo viên đang học cao học và hoàn thanh trong năm 2020); giáo viên có độ chín và thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm công tác, chủ động tiếp cận và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Đến nay, sau hơn 15 năm, nhà trường đã vượt qua thời kỳ khó khăn của giai đoạn mới thành lập; chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển vượt bậc. Trong đó có nhiều thành tựu nổi trội: Trường THPT cấp huyện đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ I đầu tiên; thuộc nhóm các trường tốp đầu về chất lượng các mặt giáo dục, kết quả thi THPT quốc gia; có nhiều giải cao trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật; làm tốt công tác xã hội hóa...; được Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ghi nhận thành tích, khen thưởng; xứng đáng khẳng định là địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục.

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế phát triển, các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Úc,… đã có một nền giáo dục tiên tiến và phát triển, môi trường học tập tốt và nhiều cơ hội phát triển đã thu hút các học sinh, sinh viên giỏi trên khắp thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với chúng ta.

Ở Châu Á và khu vực Đông Nam Á, khu vực chủ yếu của các nước có nền kinh tế mới hoặc đang phát triển; sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục rất lớn. Trong đó phải kể đến một số nước có nền giáo dục phát triển không kém các nước Mỹ, Tây Âu...; thu hút nhiều du học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam theo học như: Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc… Tuy nhiên trong số các nước này, có một số nước tình hình chính trị không mấy ổn định: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan...

Trước tình hình thế giới và khu vực như trên, giáo dục Việt Nam nói chung cũng như Trường THPT Tôn Đức Thắng nói riêng đều nhận thấy rất nhiều cơ hội phát triển và cũng không ít khó khăn, thách thức. Do đó việc thực hiện đổi mới trong giáo dục cũng như công tác quản trị trường học là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ này, tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên cần tập trung trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, đón đầu xây dựng một bản kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đúng đắn.

1.2. Bối cảnh trong nước

Trong điều kiện nền đang phát triển, đặc biệt là kinh tế tri thức, kinh tế số phát triển với tốc độ chóng mặt, Đảng, Nhà nước nắm bắt thời cơ chú trọng và tăng cường đầu tư cho giáo dục với mong muốn giáo dục nước ta thực sự đủ sức gia nhập cùng nền giáo dục tiên tiến thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Vài năm trở lại đây, chúng ta đã xây thêm rất nhiều ngôi trường, đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, mở cửa với giáo dục nước ngoài. Nhiều trường Quốc tế hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài được thành lập trên khắp cả nước, ở tất cả các cấp học, bậc học. Giáo dục quốc dân cũng không còn độc quyền như trước nữa, thêm vào đó là nhiều loại hình giáo dục mới: công lập, tư thục, liên kết đào tạo với nước ngoài, trường quốc tế…

Với nhận định về bối cảnh, xu thế đổi mới giáo dục của đất nước cho thấy Trường THPT Tôn Đức Thắng đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu là một trong những trường tốp đầu của tỉnh; “địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục”, đồng thời phải đối mặt với rất nhiều thách thức nếu không kịp đổi mới môi trường giáo dục, công tác quản trị trường học để thu hút ngày càng nhiều học sinh theo học, nhất là học sinh giỏi từ các trường THCS trên địa bàn và vùng phụ cận; thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhà trường; phấn đấu đến năm 2025 đạt trường chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, 4; chuẩn quốc gia mức độ II.

3. Phân tích môi trường (áp dụng bảng phân tích SWOT)

a) Môi trường bên trong

Lĩnh vực

Mặt mạnh

Mặt yếu

Đội ngũ

CBGVNV

- Đảm bảo số lượng, 100% đạt chuẩn; 13% trên chuẩn.

- Tương đối trẻ, sức khỏe tốt, nhiệt tình, nhạy bén với những đổi mới.

- Tuổi nghề trung bình 12 năm, đủ độ chín, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục; tương tác, giao tiếp với nhau tại trường nhiều năm.

- Năng động, nhiệt tình; mạnh về hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động phong trào.

- Có tinh thần tự học, vươn lên hoàn thành tốt và xuất sắc công việc được giao.

- Còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

- Đời sống khá khó khăn, hầu hết đang trong độ tuổi sinh đẻ hoặc nuôi con nhỏ; vay nợ ngân hàng thực hiện kế hoạch nhỏ: lập gia đình, làm nhà…

- 60% CBGV ở xa trường trên 10km, đi lại khó khăn; thừa thiếu GV cục bộ, nhất là thừa các môn: Sử, Sinh, GDCD.

Học sinh

- Chất lượng học tập khá cao (65% có học lực giỏi - khá); ý thức học tập tốt (95% có hạnh kiểm tốt - khá); thân thiện, ngoan hiền; có thế mạnh về văn hóa, văn nghệ, TDTT

- Đa số đạo đức, tư cách tốt; sống có trách nhiệm, tự giác chấp hành nội quy nhà trường lớp và pháp luật của Nhà nước.

- Có đức tính cần cù, chịu khó.

- Một số em có sức học hạn chế; hổng kiến thức lớp dưới, thiếu khả năng tự học; dễ bỏ học vì học yếu và thiếu động lực phấn đấu trong học tập.

- Khá nhiều em hạn chế về kỹ năng sống, kỹ năng học tập hiện đại; được cha mẹ chiều cho sử dụng xe phân khối lớn, điện thoại đắt tiền.

- Hạn chế về khả năng tiếng Anh (kết quả thi THPTQG luôn dưới 20% em đạt điểm 5 trở lên).

CSVC, thiết bị, diện tích.

- CSVC khang trang, đủ điều kiện về TB-ĐDDH; có khả năng dạy học 2 buổi/ngày.

- Khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp; diện tích khuôn viên và nhiều tiêu chí đạt chuẩn quốc gia.

- Một số công trình xây dựng sau hơn 10 năm sử dụng đang xuống cấp, chưa có điều kiện bảo dưỡng định kỳ.

- Thiếu máy vi tính học bộ môn Tin (50 máy/1150 HS).

- Một số trang thiết bị không đủ thông tin để làm căn cứ kiểm tra, kiểm kê, thanh lý.

Thông tin

- Hệ thống thông tin tốt đảm bảo. Nhà trường đang sử dụng nhiều phần mềm tiện ích phục vụ dạy học và công tác quản lý.

- Cơ bản có máy vi tính cho học sinh học tập và công tác văn phòng.

- Có website riêng hoạt động hiệu quả.

- Hệ thống máy tính, thiết bị văn phòng được trang bị  đã lâu năm, đang dần hư hỏng và xuống cấp; thiếu máy vi tính.

Tài chính

- Ngân sách theo được cấp đầy đủ hằng năm theo định mức, đơn vị tự chủ trong phạm vi nguồn tài chính được cấp.

- Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp thực tế đơn vị; chi tiêu hợp lý, đúng quy định, tiết kiệm.

- Trong những năm gần đây, Nhà trường nhận được khá nhiều sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân để sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị dạy học, trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

- Khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách còn hạn chế.

- Một số quy định và định mức hiện hành về quản lý tài chính chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Cơ chế tự chủ chưa toàn phần, không được trích lập quỹ, một số hoạt động vẫn phải xin chủ trương.

Đổi mới

giáo dục

- Có xây dựng và triển khai kế hoạch về đổi mới giáo dục hằng năm.

- CBQL, cán bộ đảng viên, giáo viên cốt cán luôn tiền phong, gương mẫu trong đổi mới PPDH&KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Phát huy năng lực của đội ngũ để thực hiện các đổi mới giáo dục.

- Tích cực ứng dụng CNTT vào việc đổi mới dạy học và quản lý.

- Việc nhận thức về đổi mới giáo dục tương đối tốt nhưng một số giáo viên chưa theo kịp, chưa thực sự đổi mới.

- Hỗ trợ về tài chính cho việc đổi mới giáo dục còn hạn chế, chưa kích thích được sự sáng tạo của đội ngũ.

Lãnh đạo và quản lý

- Đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo cán bộ quản lý.

- CBQL luôn tự học nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; gương mẫu đi đầu trong tự học tập, học suốt đời.

- Quản lý trường học theo kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, với định hướng rõ ràng.

- Có tỷ lệ tín nhiệm cao trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có uy tín trong học sinh, CMHS, lãnh đạo và nhân dân địa phương.

- Các ban/đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội hoạt động hiệu quả góp phần xây dựng trường học vững mạnh, đạt chuẩn KĐCL, chuẩn quốc gia.

- Trình độ ngoại ngữ vẫn còn có phần hạn chế.

- Nặng về công việc hành chính, sự vụ.

b) Môi trường bên ngoài

Lĩnh vực

Thời cơ (O)

Thách thức (T)

Cơ chế,

chính sách

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực GD&ĐT tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Nhà trường.

- Các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành đã chỉ rõ định hướng phát triển nhà trường.

- Nhà trường nhận được sự quan tâm của huyện ủy, UBND huyện; Sở GD&ĐT; các chức sắc tôn giáo; Ban ĐDCMHS; một số mạnh thường quân, doanh nhiệp trên địa bàn.

- Được UBND tỉnh, Sở GD đầu tư xây mới nhà đa năng, 05 phòng bộ môn, (trong đó các phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh đã được trang bị thiết bị thí nghiệm thực hành và đồ dùng dạy học); đang tiếp tục sửa chữa một số hạng mục: mái, trần, 02 nhà vệ sinh, nền khối phòng học.

- Một số văn bản về chế độ chính sách; cơ chế còn bất cập với thực tiễn.

- Tiến độ thực thi một số chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản chậm.

Kinh tế địa phương, gia đình học sinh

- Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 13/01/2019 của Huyện ủy Ninh Hải về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo; Giai đoạn 2020-2025 phấn đấu huyện Ninh Hải trở thành huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa là động lực, cơ hội phát triển nhà trường.

- Đa số gia đình học sinh có

- Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức xã hội về GD thiếu đầy đủ; khó khăn trong công tác truyền thông; đời sống kinh tế ở mức trung bình trở xuống, nhiều gia đình học sinh đang hưởng trợ cấp của Nhà nước.

- Một số CMHS người Chăm vùng An Nhơn, Phước Nhơn xã Xuân Hải thường xuyên buôn bán thuốc xa nhà thời gian dài, thiếu điều kiện quan tâm đến con cái; ít hoặc chưa có điều kiện phối hợp với GVCN, với nhà trường giáo dục toàn diện học sinh.

Văn hóa,

xã hội

- An ninh, chính trị ổn định tạo cơ hội cho việc phát triển giáo dục, đào tạo.

- Nhận được sự quan tâm các chức sắc tôn giáo trên địa bàn: Linh mục, thầy Chang, Sư cả…

- Địa bàn vùng giáp ranh, khá nhạy cảm với những vấn đề về ANTT, ATGT, tôn giáo, tín ngưỡng.

Công nghệ

- CNTT và truyền thông phát triển tạo điều kiện nghiên cứu, học tập cho cả thầy và trò; học mọi lúc, mọi nơi; tri thức phong phú…, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy nhu cầu học tập; cơ hội việc làm.

- Sử dụng mạng internet và các phương tiện thông tin không đúng làm ảnh hưởng đến thời gian học tập, tác động xấu đến nhận thức và hành vi của một số học sinh; CBGV.

Quan hệ cộng đồng, quốc tế

- CMHS mộc mạc, nếu GD tốt, nếu GD lại hiệu quả thiết thực sẽ nhận được sự ủng hộ.

- Một số tổ chức trong nước và quốc tế được chính quyền cho phép hoạt động tại địa phương góp phần giải quyết kinh tế khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh đi học.

- Nhà trường đã phối hợp với các công ty du học làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ và đã có một số học sinh của trường du học ở Nga, Mỹ, Nhật.

- Quan hệ quốc tế cộng đồng càng ngày càng mở rộng, du nhập các lối sống mở, thoáng chưa thực sự phù hợp với văn hóa Á Đông.

Từ những nhận định về hiện trạng mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của nhà trường, Hội đồng giáo dục đề ra các định hướng và giải pháp chiến lược phát triển Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

1. Tầm nhìn

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ III và trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025. Đưa trường lọt vào top 4 khối trường THPT của tỉnh Ninh Thuận; tiếp tục khẳng định “là địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục”, với 5 giá trị cốt lõi về phẩm chất và 10 giá trị cốt lõi về năng lực, xứng đáng là “ngôi trường hạnh phúc”, nhằm giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động; ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

2. Sứ mạng

Áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực hóa hoạt động của học sinh; đa dạng hóa các phương pháp dạy học; thực hiện mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Chú trọng đưa nội dung GDHN tích hợp trong CT các môn học và HĐGD theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong CT phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

3. Giá trị cốt lõi:

3.1. Phẩm chất (5): Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.

- Yêu nước:             + Yêu thiên nhiên, di sản, yêu con người;

                               + Tự hảo và bảo vệ thiên nhiên, di sản, con người.

- Nhân ái:               + Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện;

                               + Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa;

                               + Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đõ mọi người;

                               + Cảm thông, độ lượng;

                               + Ghét cái xấu, cái ác.

- Chăm chỉ:            + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học;

                               + Chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể;

                               + Vượt khó trong công việc.

- Trung thực:          + Tôn trọng lẽ phải;

                               + Lên án sự gian lận;

                               + Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc.

- Trách nhiệm:        + Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường;

                               + Không đổ lỗi cho người khác.

3.2. Năng lực (10): Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực toán học; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thế chất.

- Tự chủ và tự học:                     + Tự lực, tự khẳng định;

- Giao tiếp và hợp tác:               + Mục đích, nội dung, phương tiện, thái độ;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:            + Phát hiện, giải pháp, thực thi;

- Năng lực ngôn ngữ:                 + Tiếng Việt và ngoại ngữ (đọc, nghe, nói, viết);

- Năng lực toán học:                  + Kiến thức, thao tác tư duy, sử dụng công cụ;

- Năng lực khoa học:                 + Kiến thức, khám phá, vận dụng;

- Năng lực công nghệ:               + Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá;

- Năng lực tin học:                     + Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá;

- Năng lực thẩm mĩ:                               + Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo;

- Năng lực thể chất:                               + Kiến thức, kĩ năng, tố chất, đánh giá;

V. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

Một là: Thực hiện kịp thời và có hiệu quả công tác tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, thanh kiểm tra nội bộ; triển khai và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ từng năm học.

Hai là: Xây dựng và phát triển đội ngũ có chất lượng chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng đáp ứng chiến lược phát triển giáo dục của ngành, có tầm nhìn xa nhằm đảm đương các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn năm 2030.

Ba là: Chú trọng công tác an sinh trong trường học; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, thân thiện, chia sẻ và cảm thông; tất cả vì sự tiến bộ của cơ quan đơn vị, vì học sinh thân yêu, vì sự tin tưởng của các bậc CMHS và bà con nhân dân. Tiếp tục phương châm hành động “Xây dựng trường THPT Tôn Đức Thắng xứng đáng là địa chỉ tin cậy về chất lượng các mặt giáo dục; trường học thông minh, xanh - sạch - đẹp - an toàn và hạnh phúc”.

Bốn là: Không ngừng tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học đáp ứng tốt dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm là: Duy trì và phát triển tốt công tác ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực quản trị trường học.

Sáu là: Tiếp tục phát huy vai trò của đoàn thể, tổ tư vấn, giáo viên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học, các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, NCKH nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực địa phương, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bảy là: Tập trung giải pháp hữu hiệu, phù hợp nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ để học sinh có cơ hội hội nhập quốc tế và bước vào cuộc sống, lập nghiệp thuận lợi hơn.

Tám là: Ký kết hợp tác với một số trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học trong công tác tư vấn hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm; hỗ trợ nghiên cứu khoa học; khởi nghiệp; truyền cảm hứng…

Chín là: Xây dựng các đoàn thể chính trị, xã hội vững mạnh xuất sắc; phối hợp tốt với chính quyền, các bên liên quan thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của trường.

Mười là: Tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh.

VI. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng Trường THPT Tôn Đức Thắng lọt top 4 khối trường THPT trên địa bàn tỉnh; Nâng chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục lên cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào quý I/2020; Phấn đấu trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025, góp phần cùng huyện Ninh Hải trở thành huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa.

2. Các chỉ tiêu phấn đấu (09)

2.1. Tổ chức đảng/đoàn thể:

- Chi bộ đảng: luôn đạt “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có 03 năm “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

- Đoàn thanh niên: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

- Công đoàn cơ sở: - Đoàn thanh niên: “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có 03 năm đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

2.2. Chính quyền: luôn đạt “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có 04 năm “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

2.3. Qui mô trường lớp, giáo viên, học sinh: giữ ổn định 28 lớp (trường Hạng I- đồng bằng) với từ 1100 đến 1200 học sinh; biên chế 76 người gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó có 20% CBQL, GV có trình độ đào tạo sau đại học.

2.4. Chất lượng giáo dục:

- Về duy trì sĩ số:                                                            99%; học sinh bỏ học: 1%;

- Về kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục:

+ Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt - Khá:          từ 94% đến 95%;

+ Tỷ lệ học sinh Khá - Giỏi:                               từ 60% đến 65%;

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu - kém:              < 4%;

- Về kết quả thi THPTQG năm 2019:                 từ 95% đến 100%

- Về tham gia cuộc thi, hội thi (học sinh):

+ Giải quốc gia:                                                  02 giải;

+ Giải cấp tỉnh:                                                   20 giải

- Về tham gia cuộc thi, hội thi (giáo viên):         15 (tính giải cấp tỉnh trở lên).

2.5. Về sáng kiến, nghiên cứu khoa học:

- Cấp cơ sở:                                                                    55 SK-NCKH

- Cấp tỉnh trở lên:                                                           07 SK-NCKH

2.6. Về đánh giá chuẩn giáo viên, cán bộ viên chức:

- Chuẩn giáo viên:          100% đạt loại khá trở lên, trong đó 95% loại xuất sắc.

- Cán bộ viên chức:        100% đạt loại B trở lên, trong đó 25% loại A.

2.7. Danh hiệu thi đua:

- Nhà trường: “Tập thể lao động xuất sắc” 5 năm học liền, trong đó có 03 Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; 02 Cờ Thi đua của UBND tỉnh.

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:       55 người.

- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:                     06 người.

- Chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc:            03 người.

2.8. Về công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:

- Xuất sắc.

2.9. Xây dựng trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia:

- Năm 2020: Nâng chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục lên cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

- Năm 2024: Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

VII. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Hội đồng trường ra Nghị quyết triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Định kỳ kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kế hoạch chiến lược.

2. Lãnh đạo trường, đứng đầu là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục và triển khai thực hiện có hiệu quả trong từ năm học; tiến hành sơ, tổng kết đánh giá và có giải pháp phát triển nhà trường đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

3. Các ban, đoàn thể, tổ chuyên môn, bộ phận liên quan căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công theo từng năm học; tiến hành sơ, tổng kết đánh giá, kịp thời tham mưu, góp ý, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng trường, Ban lãnh đạo trường trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục năm học và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

Trên đây là kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được thông qua trong Hội đồng giáo dục nhà trường với 100% biểu quyết tán thành. Trong quá trình thực hiện, mỗi đơn vị cá nhân thông qua các phiên họp giao ban định kỳ; qua hội nghị sơ, tổng kết nhằm phát huy mặt mạnh, nổi trội; rút kinh nghiệm, rà soát, điều chỉnh kế hoạch, chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế tại đơn vị, địa phương và nhiệm vụ giáo dục hàng năm./.

                                                                                 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT (để b/c);

- Hội đồng trường; Ban Lãnh đạo trường (để t/h);

- Trưởng các ban/đoàn thể; tổ trưởng CM (để t/h);

- Niêm yết, đăng tải website trường (để t/h);

- Lưu VT.


[1] Cổng Thông tin điện tử huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (http://ninhhai.ninhthuan.gov.vn);

[2] Báo cáo số 387-BC/HU ngày 22/8/2019 của Huyện ủy Ninh hải về Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị.

[3] Kế hoạch chiến lược phát triển Trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Kế hoạch số 161/KHCL-TĐT ngày 15/9/2011 của Hiệu trưởng);

File đính kèm: QĐ_pheduyet_kehoach_chienluoc(so84SGD-ngay21-2-2020).pdf          



Gửi bình luận của bạn

Họ tên:  
Email:    
Nội dung:
 

Tấm gương tiêu biểu

  • Lê Thị Minh Nguyệt

    Lớp 11A5 - Giải khuyến khích cuộc thi tiếng Anh trên internet cấp tỉnh năm học 2015-2016 - Năm học: 2015-2016

  • Trần Thị Tuyết Mai

    Lớp 11A1 - Giải Ba cấp tỉnh và giải KK cấp quốc gia cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho TTN năm học 2014-2015; đạt giải KK cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho HS cấp tỉnh năm học 2015-2016. - Năm học: 2015-2016

  • Nguyễn Thị Thu Thủy (B)

    Lớp 12A4 - Giải Khuyến khích cuộc thi viết về tác hại của ma túy học đường cấp tỉnh năm học 2015-2016 - Năm học: 2015-2016

CỰU HỌC SINH

Nguyễn Thị Thanh Trà
Nguyễn Thị Thanh TràNiên khóa: 2008-2011Nghề nghiệp: Nhân viênĐịa chỉ: Hộ Diêm, Hộ Hải, Ninh HảiĐiện thoại: 0937845261

Huỳnh thị như yến
Huỳnh thị như yếnNiên khóa: 2011-2014Nghề nghiệp: Sinh viênĐịa chỉ: Ba tháp- Bắc Phong - Thuận Bắc - Ninh thuậnĐiện thoại: 0974868453

Hồ Đức Tram
Hồ Đức TramNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: Sinh viên đại học khoa học tự nhiên thành phố hồ chí minh - Kỹ thuật hạt nhânĐịa chỉ: Làng Đại HọcĐiện thoại: 01657548504

Trần An Linh Xuân
Trần An Linh XuânNiên khóa: 2010-2013Nghề nghiệp: Địa chỉ: Hộ Diêm - Hộ Hải - Ninh Hải - Ninh ThuậnĐiện thoại: 01685543627

Võ Vy Hạ
Võ Vy HạNiên khóa: 2009-2012Nghề nghiệp: sinh viênĐịa chỉ: Hòn Thiên- Tân Hải- Ninh Hải- Ninh ThuậnĐiện thoại: 0168 808 7261

Trần Lệ Tố Hân
Trần Lệ Tố HânNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: Sinh viênĐịa chỉ: Hòn Thiên, Tân Hải, Ninh Hải, Ninh ThuậnĐiện thoại: 01647279907

Lê Thị Minh Thùy
Lê Thị Minh ThùyNiên khóa: 2010-2013Nghề nghiệp: Sinh viênĐịa chỉ: Hòn Thiên_Tân Hải_Ninh Hải_Ninh ThuậnĐiện thoại: 01674908165

Nguyễn Thị Khắc Lam
Nguyễn Thị Khắc LamNiên khóa: 2013-2016Nghề nghiệp: Học sinhĐịa chỉ: Gò Thao-Tân Hải-Ninh Hải-Ninh ThuậnĐiện thoại: 01649828306

Phùng Thị Xuân Vũ
Phùng Thị Xuân VũNiên khóa: 2008-2011Nghề nghiệp: Nhân viênĐịa chỉ: Mỹ Nhơn- Bắc Phong- Thuận Bắc-Ninh ThuậnĐiện thoại: 01686820413

Nguyễn Dao Huỳnh Lynh
Nguyễn Dao Huỳnh LynhNiên khóa: 2010-2013Nghề nghiệp: sinh viênĐịa chỉ: Hộ Diêm- Hộ Hải-Ninh Hải-Ninh ThuậnĐiện thoại: 0985872429

Thân Nguyên Minh Anh
Thân Nguyên Minh AnhNiên khóa: 2010-2013Nghề nghiệp: sinh viênĐịa chỉ: An Xuân- Xuân Hải - Ninh Hải -Ninh ThuậnĐiện thoại: 01687104978

nguyễn nữ hồng ngọc
nguyễn nữ hồng ngọcNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: sinh viênĐịa chỉ: lương cách-hộ hải-ninh hải-ninh thuậnĐiện thoại: 01676602084

Huỳnh Thị Thanh Hằng
Huỳnh Thị Thanh HằngNiên khóa: 2008-2011Nghề nghiệp: Giáo viênĐịa chỉ: Đá Bắn - Hộ Hải - Ninh Hải - Ninh ThuậnĐiện thoại: 0947964077

Hồ Đức Tram
Hồ Đức TramNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: Sinh ViênĐịa chỉ: Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí MinhĐiện thoại: 01657548504

Hồ Đức Tram
Hồ Đức TramNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: Sinh ViênĐịa chỉ: Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí MinhĐiện thoại: 01657548504

ngô tuấn vũ
ngô tuấn vũNiên khóa: 2008-2011Nghề nghiệp: nhân viên văn phòngĐịa chỉ: thủy lợi tân hải ninh hảiĐiện thoại: 01689499177

Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Nguyễn Thị Thu NguyệtNiên khóa: 2008-2011Nghề nghiệp: dược sĩĐịa chỉ: Lương Cách - Hộ HảiĐiện thoại: 0973644537

Dương Thị Mỹ Phương
Dương Thị Mỹ PhươngNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: sinh viên ngôn ngữ anhĐịa chỉ: ba tháp bắc phong thuận bắc ninh thuậnĐiện thoại:

Huỳnh Thị Phúc
Huỳnh Thị PhúcNiên khóa: 2012-2015Nghề nghiệp: Sinh viên Tài chính doanh nghiệpĐịa chỉ: Thành Sơn Xuân Hải Ninh Hải Ninh ThuậnĐiện thoại: 01682830803

Thành Hu Sên
Thành Hu SênNiên khóa: 2010-2013Nghề nghiệp: Sinh viên Anh ngữĐịa chỉ: Phước Nhơn 1, Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh ThuậnĐiện thoại: 0962887187

Video clip

QUẢNG CÁO

Phóng sự Cưới

Chụp ảnh ngoại cảnh

Thiết kế web Việt

TRANG TIN FACEBOOK