Kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT Tôn Đức Thắng giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Được đăng ngày:2/22/2016 9:01:19 AM viết bởi:admin
Tôn chỉ: “Xây dựng trường THPT Tôn Đức Thắng xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong CMHS. Nâng cao chất lượng các mặt giáo dục là tiêu chí hàng đầu để khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường”

SỞ GD-ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Số: 161/KHCL-TĐT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ninh Hải, ngày 15 tháng 09 năm 2011
|
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015, TẦM NHÌN 2020
Trường THPT Tôn Đức Thắng được thành lập năm 2004 theo Quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Trường được xây dựng tại xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, là ngôi trường THPT thứ hai nằm phía Bắc huyện Ninh Hải. Quá trình hình thành và phát triển của trường trong 6 năm qua với những chặng đường đầy khó khăn thử thách và cả nhiều thuận lợi. Kết quả mà nhà trường đạt được như hôm nay đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển ổn định, bền vững và là một trung tâm giáo dục có chất lượng, một địa chỉ tin cậy của nhân dân và học sinh của huyện Ninh Hải.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược, các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của Ban giám hiệu, của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng, triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Tôn Đức Thắng là hoạt động có ý nghĩa trong việc thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục và Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng với các trường THPT, Trường THPT Tôn Đức Thắng quyết tâm xây dựng, phát triển nhà trường nhằm cung cấp một phần nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1. Đặc điểm tình hình
1.1. Môi trường bên trong
a. Điểm mạnh:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 69; trong đó: BGH: 02, giáo viên: 59, công nhân viên: 09.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 02 đang học thạc sỹ;
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: khoa học, sáng tạo, có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn mang tính khả thi, sát thực; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá, trung thực, khách quan và đổi mới nhận được sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Chất lượng học sinh:
+ Tổng số học sinh: 1132, trong đó học sinh dân tộc thiểu số: 229
+ Tổng số lớp: 28
+ Điểm đầu vào lớp 10 năm học 2011 – 2012: 21.00 điểm
+ Xếp loại học lực năm học 2010 – 2011: Khá - Giỏi 15,6%; TB: 49.7% Yếu - Kém: 34,7%
+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2010 – 2011: Khá, Tốt: 82,2%; TB: 12.9%; Yếu: 4.9%.
+ Hàng năm có đội tuyển học sinh dự thi giỏi cấp tỉnh.
+ Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp năm học 2010 - 2011: 91,6 %.
+ Tỷ lệ thi đỗ ĐH, CĐ: 24 %
- Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 15
+ Phòng thực hành: 04 (56 m2/phòng)
+ Phòng Thư viện: 01 (56 m2), chưa có phòng đọc.
+ Phòng tin học: 02 (112 m2 với 50 máy đã được kết nối Internet)
+ Phòng giáo viên : 01
+ Phòng hội họp: 01 (80m2)
+ Phòng trình chiếu: 01 (56 m2/phòng)
+ Phòng phục vụ: 07
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy - học trong giai đoạn hiện tại. (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, phòng thư viện chưa đạt chuẩn, phòng phục vụ giáo dục còn thiếu).
- Thành tích chính: có tỷ lệ TN trên 90%; có nhiều học sinh đỗ vào các trường CĐ, ĐH có uy tín và đã ra công tác; tạo đựợc địa chỉ tin cậy cho học sinh và cha mẹ học sinh.
b. Điểm hạn chế:
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn thiên về tình cảm, mang tính động viên, phân công công tác chưa thật sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: vẫn còn dư luận về một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình, thân thiện trong giảng dạy, giáo dục học sinh; vẫn còn tình trạng đội ngũ giáo viên bảo thủ, tự bằng lòng với thực tại mà ít đầu tư về chuyên môn, ngại ứng dụng CNTT trong dạy học; chưa nhận được sự tín nhiệm của học sinh, đồng nghiệp.
- Chất lượng học sinh: 36 % học sinh có học lực yếu, kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.
- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, phòng thí nghiệm thực hành chưa đạt chuẩn; phòng bộ môn và phòng đa năng chưa được trang bị, chưa có nhà đa năng, mặt nền các dãy phòng học và hệ thống bàn GV, HS làm bằng mặt giấy xuống cấp, một số máy móc sữa chữa liên tục: máy Photocoppy, một số máy vi tính của các phòng làm việc.
1.2 Môi trường bên ngoài:
a. Thời cơ:
- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
- Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà rất lớn.
b. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng về ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THPT ở khu vực và tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục.
2 Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Tổ chức kiểm tra chung các bài kiểm tra từ 01 tiết trở lên đối với 8 môn (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh) từ năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá giáo viên, hiệu trưởng và hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh
Thực hiện Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tầm nhìn
Là một trong những trung tâm giáo dục chất lượng cao của huyện, là môi trường tin cậy để học sinh lựa chọn học tập và rèn luyện, là địa chỉ mà các bậc phụ huynh và nhân dân tin tưởng, là nơi mà giáo viên và học sinh thể hiện khát vọng vươn tới đỉnh cao.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 98%.
- Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tất cả các bài dạy đảm bảo có chất lượng.
- Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau Đại học.
- Phấn đấu 50% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ sau Đại học, trong đó tổ trưởng chuyên môn có trình độ sau Đại học (kể cả đang theo học).
2.2. Học sinh:
- Qui mô: + Lớp học: 28 à 30 lớp.(học hai buổi)
+ Học sinh: 1200 học sinh.
- Chất lượng học tập:
+ Trên 40% học lực khá, giỏi (10 % học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 5,0%.
+ Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: trên 40,0%.
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 05 giải trở lên.
+ Có học sinh đạt giỏi quốc gia.
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được đầu tư, sửa chữa nâng cấp và xây mới, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”
3. Phương châm hành động
“Xây dựng trường THPT Tôn Đức Thắng xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong
CMHS. Nâng cao chất lượng các mặt giáo dục là tiêu chí hàng đầu để khẳng
định uy tín, thương hiệu nhà trường”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, cảm thông và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu mở, thư viện điện tử, ngân hàng đề, ứng dụng các phầm mềm quản lý vào giảng dạy…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay để cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân.
5. Huy động mọi nguồn lực
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính:
* Ngân sách Nhà nước.
* Ngoài ngân sách “Từ xã hội, các nhà hảo tâm…”
* Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường
+ Nguồn lực vật chất:
* Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng và các công trình phụ trợ.
* Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 - 2012
- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015
- Giai đoạn 3: Từ năm 2015 - 2020
4. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
V. KẾT LUẬN
1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.
2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
VI. KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND tỉnh:
Sớm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015 theo Quyết định số 39 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối với Sở GD&ĐT:
Thực hiện tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015 theo kế hoạch và lộ trình.
3. Đối với trường
Tất cả CB-GV-NV và học sinh quán triệt đầy đủ kế hoạch chiến lược đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Sở GD&ĐT (để b/c),
- Các P.HT, TTCM, CTCĐ, ĐTN,
- Niêm yết,
- Lưu.